Điện toán đám mây là gì – Cloud Computing là gì và vai trò?

Có thể bạn đã nghe về thuật ngữ điện toán đám mây rất nhiều, tuy nhiên bạn chưa hiểu chính xác điện toán đám mây là gì? Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về điện toán đám mây, tuy nhiên mỗi định nghĩa lại một khác nhau khiến cho người đọc khó nắm bắt thông tin và càng khó hiểu hơn về thuật ngữ này. Dưới đây chúng tôi sẽ định nghĩa về điện toán đám mây một cách đơn giản và dễ hiểu nhất cũng như cung cấp những thông tin chính xác về điện toán đám mây và vai trò của nó trong cuộc sống công nghệ hiện nay.

 

Điện toán đám mây là gì – Cloud Computing là gì

 
 

Ngoài việc bắt gặp thuật ngữ điện toán đám mây thì một cụm từ khác nữa cũng xuất hiện rất nhiều trong ngành công nghệ là cloud computing. Và tất nhiên, cloud computing chính là điện toán đám mây. Các bạn có thể đọc được về cloud computing hay là điện toán đám mây từ rất nhiều bài viết thì chúng chính xác là một.

 

Định nghĩa điện toán đám mây (cloud computing) là gì?

 

Định nghĩa điện toán đám mây (cloud computing) là gì?

 

Điện toán đám mây là quyền truy cập theo yêu cầu, thông qua internet, tới các tài nguyên máy tính, ứng dụng, máy chủ (máy chủ vật lý và máy chủ ảo), lưu trữ dữ liệu, công cụ phát triển, khả năng kết nối mạng, v.v. Những tài nguyên này được lưu trữ tại trung tâm dữ liệu từ xa do dịch vụ đám mây được cung cấp từ nhà quản lý, cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như Amazon Web Services. Thay vì tốn kém chi phí để sở hữu một hệ thống máy chủ vật lý đắt đỏ thì bạn hoàn toàn có thể phân phối các tài nguyên này trên cloud từ nhà cung cấp và thanh toán phí theo mức sử dụng.

 

Vai trò điện toán đám mây – cloud computing

 

So với hệ thống CNTT truyền thống và tùy thuộc vào các dịch vụ cloud computing bạn chọn, điện toán đám mây giúp đem lại những lợi ích như sau:

 

Tiết kiệm chi phí CNTT

 

Thay vì phải đầu tư vốn vào một hệ thống máy chủ vật lý cồng kềnh, tốn kém thì bạn chỉ cần trả cho chi phí chuyển đổi hệ thống lên đám mây và chỉ phải chi trả cho những tài nguyên CNTT mà bạn sử dụng. Khi nhu cầu tăng thì chi phí tăng, ngược lại khi nhu cầu giảm thì chi phí cũng giảm, tránh lãng phí tài nguyên. Bên cạnh đó, chi phí chuyển đổi dữ liệu lên mây cũng sẽ thấp hơn nhiều so với chi phí bạn tự trang trải do tính kinh tế theo quy mô.

 

Cải thiện sự nhanh chóng trong công việc

 

Với điện toán đám mây, nhân sự của bạn có thể bắt đầu sử dụng các ứng dụng doanh nghiệp trong vài phút, thay vì đợi hàng tuần hoặc hàng tháng để bộ phận CNTT phản hồi yêu cầu, mua cũng như cài đặt phần mềm. Sử dụng đám mây cũng cho phép bạn phân quyền cho một số người dùng nhất định – cụ thể như những lập trình viên hay những nhà phân tích dữ liệu – để giúp họ về phần mềm và cơ sở hạ tầng hỗ trợ.

 

Linh hoạt mở rộng quy mô

 

Dịch vụ đám mây có đặc tính co dãn theo nhu cầu. Thay vì mua dung lượng dư thừa không được sử dụng tới, bạn có thể tăng hoặc giảm quy mô của các tài nguyên ngay lập tức khi nhu cầu kinh doanh của bạn thay đổi. Bạn cũng có thể tận dụng mạng toàn cầu của nhà cung cấp dịch vụ đám mây để quảng bá các ứng dụng của mình đến gần hơn với người dùng trên toàn thế giới.

 

Thuật ngữ ảo hóa trong điện toán đám mây

 

Thuật ngữ ‘điện toán đám mây’ cũng đề cập đến công nghệ làm cho đám mây hoạt động. Điều này bao gồm một số dạng cơ sở hạ tầng CNTT được ảo hóa – máy chủ, phần mềm hệ điều hành, mạng và cơ sở hạ tầng khác được trừu tượng hóa, sử dụng phần mềm đặc biệt, để nó có thể được gộp và phân chia bất kể ranh giới phần cứng vật lý. Ví dụ, một máy chủ phần cứng duy nhất có thể được chia thành nhiều máy chủ ảo.

 

Ảo hóa cho phép các nhà cung cấp đám mây sử dụng tối đa tài nguyên trung tâm dữ liệu của họ. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều tập đoàn đã áp dụng mô hình phân phối đám mây cho cơ sở hạ tầng tại chỗ của họ để họ có thể tận dụng tối đa và tiết kiệm chi phí so với cơ sở hạ tầng CNTT truyền thống, đồng thời cung cấp dịch vụ tự phục vụ và sự linh hoạt như nhau cho người dùng cuối của họ.

 

Sự phổ biến của điện toán đám mây trong đời sống?

 

Sự phổ biến của điện toán đám mây trong đời sống?

 

Nếu bạn sử dụng máy tính hoặc thiết bị di động ở nhà hoặc tại nơi làm việc, bạn gần như chắc chắn sử dụng một số hình thức điện toán đám mây hàng ngày, cho dù đó là ứng dụng đám mây như Google Gmail hoặc Salesforce, phát trực tuyến phương tiện như Netflix hoặc lưu trữ tệp đám mây như Dropbox. Theo một cuộc khảo sát gần đây, 92% các tổ chức sử dụng đám mây ngày nay và hầu hết trong số họ có ý định sử dụng nó nhiều hơn trong những năm tiếp theo.

 

Phân loại các dịch vụ điện toán đám mây?

 

IaaS (Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ), PaaS (Nền tảng dưới dạng dịch vụ) và SaaS (Phần mềm dưới dạng dịch vụ) là ba mô hình phổ biến nhất của các dịch vụ đám mây. Không có gì lạ đối với một doanh nghiệp khi sử dụng cả ba mô hình. Tuy nhiên, thường có sự nhầm lẫn giữa ba mô hình này:

 

SaaS (Phần mềm dưới dạng dịch vụ)

 

SaaS cung cấp cho bạn sản phẩm hoàn chỉnh được nhà cung cấp dịch vụ vận hành và quản lý. Trong hầu hết các trường hợp, khi nhắc đến SaaS, mọi người thường nghĩ đến ứng dụng dành cho người dùng cuối (chẳng hạn như email trên nền tảng web). Với SaaS, bạn không cần phải nghĩ cách duy trì dịch vụ hoặc cách quản lý cơ sở hạ tầng ngầm. Bạn sẽ chỉ cần nghĩ cách bạn sẽ sử dụng phần mềm cụ thể đó.

 

PaaS (Nền tảng dưới dạng dịch vụ)

 

PaaS giúp bạn không cần quản lý cơ sở hạ tầng ngầm của tổ chức (thường là phần cứng và hệ điều hành) và cho phép bạn tập trung vào công tác triển khai cũng như quản lý các ứng dụng của mình. Điều này giúp bạn làm việc hiệu quả hơn do bạn không cần phải lo lắng về việc thu mua tài nguyên, hoạch định dung lượng, bảo trì phần mềm, vá lỗi hay bất kỳ công việc nặng nhọc nào khác có liên quan đến việc vận hành ứng dụng.

 

IaaS (Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ)

 

IaaS chứa các khối xây dựng cơ bản cho đám mây CNTT. IaaS thường cung cấp quyền truy cập vào các tính năng mạng, máy tính (ảo hoặc trên phần cứng chuyên dụng) và không gian lưu trữ dữ liệu. IaaS đem đến cho bạn mức độ linh hoạt cũng như khả năng kiểm soát quản lý tài nguyên CNTT cao nhất. IaaS gần giống nhất với các tài nguyên CNTT hiện tại mà nhiều bộ phận CNTT và nhà phát triển hiện nay rất quen thuộc.

 

Dịch vụ điện toán đám mây của Osam

 

Osam là công ty hàng đầu Châu Á trong tư vấn và cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây AWS (Amazon Web Services). Cho tới nay Osam đã giúp hơn 200 doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực: tài chính ngân hàng, giáo dục, sản xuất bán lẻ, start up,… tiếp cận với công nghệ điện toán đám mây một cách thành công và hiệu quả. Với sự tâm huyết trong nghề và mong muốn đem sự hiện đại hóa CNTT tới các doanh nghiệp VN, Osam luôn tư vấn kỹ lưỡng và triển khai gói dịch vụ điện toán đám mây AWS phù hợp và tiết kiệm nhất cho các doanh nghiệp. Đoc thêm case studies của Osam để hiểu hơn về những trải nghiệm khách hàng mà Osam đem tới.