Di chuyển lên đám mây: 5 lý do doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chần chừ

Kỷ nguyên số đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, điện toán đám mây đã trở thành một công cụ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp với mọi quy mô. Trong khi công nghệ đám mây đã trở thành nền tảng thiết yếu đối với các doanh nghiệp lớn, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp khó khăn khi thực hiện chuyển đổi lên mây. Cùng OSAM sẽ khám phá năm lý do chính tại sao doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn khi chuyển đổi lên đám mây, những lợi ích tiềm năng mà họ có thể bỏ lỡ & giải pháp để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ lên mây qua bài viết này nhé.

Những lý do doanh nghiệp chưa triển khai di chuyển lên mây

I. Thiếu nhận thức và hiểu biết về dịch vụ đám mây

Điện toán đám mây đang cách mạng hóa cách các doanh nghiệp hoạt động, cung cấp các giải pháp có khả năng mở rộng và tiết kiệm chi phí cho việc lưu trữ, quản lý và xử lý dữ liệu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu nhận thức về các giải pháp đám mây và tính ứng dụng của chúng trong hoạt động kinh doanh. Họ có thể coi đám mây là một lĩnh vực phức tạp và xa lạ, tạo nên tâm lý chần chừ, ngại thực hiện chuyển đổi.

Trên thực tế, dịch vụ đám mây hoàn toàn có thể áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để mang lại cải thiện hiệu suất, tăng khả năng mở rộng và giảm chi phí. Dựa trên nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đưa ra quyết định về việc áp dụng các giải pháp đám mây phù hợp.

II. Lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu

Bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu cũng là điều mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lo ngại khi cân nhắc chuyển đổi lên đám mây. Họ thường quan ngại rằng thông tin nhạy cảm của mình có thể bị tấn công hoặc truy cập trái phép nếu di chuyển dữ liệu, khối lượng công việc lên đám mây.

Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đáng tin cậy luôn đặt bảo mật dữ liệu doanh nghiệp trở thành vấn đề hàng đầu và áp dụng các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ thông tin. Những biện pháp này bao gồm mã hóa, kiểm soát truy cập và sao lưu định kỳ.

Bảo mật là một trong những vấn đề doanh nghiệp vừa và nhỏ khi di chuyển lên mây
 
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể tăng cường bảo mật bằng cách lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ đám mây có lịch sử vững chắc trong việc bảo vệ dữ liệu như AWS, được sử dụng bởi hàng ngàn doanh nghiệp trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Bằng cách lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ uy tín, doanh nghiệp có thể hoàn toàn sự tin tưởng khi di chuyển dữ liệu và khối lượng công việc của họ lên mây.

III. Hạn chế nguồn lực và chuyên môn

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phải đối mặt với hạn chế nguồn lực, bao gồm cả sự thiếu hụt nhân lực về IT và cả hạn chế về mặt chuyên môn. Một mặt, đây là điều hoàn toàn dễ hiểu dưới góc độ giảm thiểu gánh nặng chi phí về nhân sự tại các công ty vừa và nhỏ, nhưng mặt khác đây cũng là lí do quan trọng khiến rất nhiều doanh nghiệp do dự, chần chừ việc sử dụng các dịch vụ đám mây.
Việc chuyển đổi lên đám mây đòi hỏi kiến thức kỹ thuật và khả năng quản lý thiết lập ban đầu, di dời dữ liệu và duy trì hạ tầng đám mây theo thời gian.
Để vượt qua thách thức này, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể xem xét hợp tác với các đối tác cấp cao của các dịch vụ đám mây như OSAM – đối tác cấp cao của AWS tại Việt Nam. Hợp tác với các đối tác cao cấp của nhà cung cấp đám mây có thể cung cấp kiến thức và hỗ trợ cần thiết trong suốt quá trình chuyển đổi, đảm bảo sự chuyển đổi diễn ra trơn tru và không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Tận dụng nguồn lực từ đối tác của AWS, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tập trung vào những lợi thế cốt lõi của mình trong khi hưởng lợi từ ưu điểm của công nghệ đám mây này.
IV. Lo ngại về chi phí và hạn chế ngân sách
Một lý do khác khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi đám mây là quan niệm về chi phí cao liên quan đến việc di dời và sử dụng các dịch vụ đám mây. Họ có thể lo lắng rằng điện toán đám mây sẽ gây áp lực tài chính và gây khó khăn cho doanh nghiệp của họ.
 
Tuy nhiên, đám mây thực tế có thể mang lại tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bằng cách chuyển dữ liệu lên đám mây, doanh nghiệp có thể giảm sự phụ thuộc vào phần cứng tại chỗ đắt tiền và các chi phí bảo trì liên quan. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp các mô hình giá cả linh hoạt, bao gồm các lựa chọn thanh toán theo nhu cầu, cho phép doanh nghiệp vừa và nhỏ điều chỉnh chi phí theo việc sử dụng thực tế của họ. Khả năng linh hoạt này giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí trong khi tận hưởng những lợi ích của công nghệ đám mây.

Tham gia chương trình AWS Lift cùng OSAM – loại bỏ những rào cản lên mây của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tổng quan lại, có thể thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn do dự di chuyển lên mây vì yếu tố chi phí, lo sợ rủi ro trong quá trình triển khai và hạn chế về kiến thức các dịch vụ AWS. Chỉ khi xóa bỏ những rào cản này, doanh nghiệp vừa và nhỏ mới có thể bắt đầu hành trình chuyển đổi số cùng AWS.
AWS Lift là chương trình được thiết kế để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ giải quyết những thách thức trên. Đây là chương trình cung cấp credit hỗ trợ cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng dần theo mức độ sử dụng dịch vụ trong 1 năm đầu tiên. Khi tham gia AWS Lift, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được hỗ trợ các khoản credit có tổng giá trị lên tới $83,500. Chỉ cần bắt đầu sử dụng dịch vụ với hóa đơn $1, doanh nghiệp đã có thể nhận được $750 credit.
Bên cạnh lợi ích lớn về chi phí, AWS Lift còn là cơ hội để doanh nghiệp thử nghiệm sử dụng hơn 200 dịch vụ của AWS & làm quen, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia, đặc biệt là khi triển khai cùng các đối tác cao cấp của Amazon như OSAM. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao kiến thức về các sản phẩm của AWS, giảm thiểu rủi ro gián đoạn công việc khi triển khai AWS.
Tìm hiểu kỹ hơn về chương trình AWS Lift và mở khóa những tiềm năng, lợi ích của chương trình tại:
Tìm hiểu thêm về chương trình AWS Lift