Áp dụng GenAI tăng mạnh chỉ sau 1 năm, Sales & Marketing hưởng lợi nhiều nhất

Nếu năm 2023 là năm con người đưa khái niệm Trí tuệ nhân tạo tạo sinh trở nên phổ biến, thì chỉ một năm sau đó, công nghệ này đã chứng minh tầm ảnh hưởng sâu rộng và tiềm năng khổng lồ của mình trong chuỗi sản xuất giá trị.

Áp dụng GenAI

Áp dụng GenAI – xu hướng công nghệ toàn cầu

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh, Generative AI, hay GenAI là cái tên gọi chung cho các mô hình trí tuệ nhân tạo tập trung vào việc tạo ra các nội dung đa định dạng mới, thay vì chỉ xử lý hay phân tích dữ liệu hiện có. Chỉ với một đoạn prompt (yêu cầu) từ người dùng, các công cụ GenAI hiện đại như Gemini, DALL-E2 có thể tạo ra các kết quả văn bản, hình ảnh, âm thanh, v.v… sát với yêu cầu trong tíc tắc. 

Đặc điểm nổi bật của GenAI bao gồm khả năng học hỏi không ngừng và khả năng sáng tạo. Các công cụ GenAI sẽ thu thập các dữ liệu đầu vào, kết hợp với khả năng học liên tục và với cường độ cao, giúp chúng dễ dàng giải quyết các nhiệm vụ phức tạp mà con người không làm được, đồng thời xử lý và chọn lọc lượng thông tin khổng lồ để đưa ra các kết quả với độ chính xác cao.

Khả năng sáng tạo của GenAI dựa trên nguyên lý học máy (machine learning), học sâu (deep learning) và mạng nơ-ron (neuron network), xử lý lượng dữ liệu khổng lồ học hỏi được và sáng tạo chúng theo nhiều cách khác nhau. Được thiết kế mô phỏng theo tư duy sáng tạo của con người, GenAI sẽ cho ra các kết quả sát với yêu cầu nhất, với thông tin chính xác và mang ‘màu sắc sáng tạo GenAI’ đặc trưng.

2023 là năm con người đưa GenAI lại gần hơn với thế giới cùng sự ra mắt của ChatGPT. Đến năm 2024, GenAI đã vượt xa khỏi hình dung là một ‘chatbot’ trợ lý đơn giản, mà đã vươn mình trở thành một trợ lý thực thụ. Các doanh nghiệp đã và đang bắt đầu thực sự khai thác GenAI như một công cụ tạo giá trị hiệu quả. 

Tỷ lệ áp dụng GenAI tăng mạnh sau 5 năm cầm chừng

Theo báo cáo The State of AI – Early 2024 của McKinsey, tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng GenAI nói riêng và AI nói chung vào ít nhất 1 business function tăng gần 20 điểm phần trăm chỉ trong 1 năm. Trong giai đoạn 2018 – 2022, con số này chỉ loanh quanh ở mức 50 – 60% doanh nghiệp áp dụng AI. Từ khi có sự xuất hiện của GenAI vào năm 2023, tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng AI chứng kiến mức nhảy vọt ấn tượng từ 55% (2023) lên 72% (2024). Tỷ lệ này với GenAI thậm chí còn tăng gần gấp đôi, từ 33% (2023) lên 65% (2024).

GenAI McKinsey

Lý do cho sự phát triển ấn tượng này, rất dễ hiểu, đến từ GenAI. Đầu tiên, chỉ trong một năm ra mắt rộng rãi với công chúng, thị trường GenAI đã chứng kiến sự phát triển, đầu tư và cạnh tranh sôi động từ nhiều ông lớn công nghệ toàn cầu. Từ một trợ thủ AI duy nhất thời điểm đó là ChatGPT by OpenAI chỉ với bản trả phí, hiện nay mọi người đã biết đến nhiều công cụ GenAI từ các tập đoàn công nghệ uy tín, tiêu biểu Gemini của Google, Microsoft Copilot và Claude by Anthropic được sử dụng trên AWS

Với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường, đầu tư vào GenAI đang chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ. AWS mới đây đã rót 230 triệu USD cho các công ty khởi nghiệp trên khắp thế giới để đẩy nhanh việc phát triển các ứng dụng AI tạo sinh sau tuyên bố gấp đôi đầu tư vào lĩnh vực này trong năm 2024. Song song với đó, Google lên kế hoạch đưa GenAI vào thanh tìm kiếm phổ biến nhất toàn cầu của mình và đã cho ra mắt Gemini với khả năng tích hợp vào bộ công cụ Google Workspace. Microsoft cũng tự tin cho biết mình có hạ tầng AI mạnh mẽ nhất thế giới, đưa Microsoft 365 Copilot cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ còn lại.

Với sự đấu đá không ngừng nghỉ của các ông lớn, người được hưởng lợi nhất trong câu chuyện này là ai? Đương nhiên là người dùng. Để thu hút người dùng dịch vụ GenAI của mình, họ phát hành các bản miễn phí của các công cụ trên, đưa vào những tính năng mới hấp dẫn và khả năng xử lý ấn tượng. Từ đó, các công cụ trên hoàn toàn có thể được tiếp cận miễn phí, rộng rãi, chỉ qua kết nối mạng Internet và không yêu cầu sức mạnh phần cứng vượt trội từ thiết bị. Bản cơ bản của các chatbot GenAI trên hoàn toàn có thể giúp con người làm rất nhiều việc như lên ý tưởng, sáng tạo văn bản, thậm chí tạo hình ảnh đơn giản. Bản trả phí, bản doanh nghiệp của các công cụ trên thậm chí còn làm được nhiều hơn thế. 

Các Dịch vụ chuyên nghiệp có tỷ lệ áp dụng GenAI cao nhất

Vẫn theo Báo cáo trên của McKinsey, lĩnh vực Dịch vụ chuyên nghiệp (Professional Services) có tỷ lệ áp dụng GenAI phổ biến nhất. Các doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực: Nhân sự, Dịch vụ pháp lý, Tư vấn quản lý, Nghiên cứu thị trường, R&D, Thuế và Đào tạo. Đây là các ngành nghề mà trong đó có một số tác vụ có thể được tự động hóa hoặc khai thác ý tưởng, sử dụng nội dung được GenAI sáng tạo ra một cách hiệu quả. Nhân sự trong các doanh nghiệp trên đã và đang sử dụng chúng vào trong công việc của mình.

GenAI McKinsey

Gen AI được áp dụng rộng rãi nhất trong các chức năng có thể khai thác tối đa giá trị từ nó. McKinsey đã thu thập báo cáo từ 1363 đáp viên từ các doanh nghiệp ở mọi quy mô công ty trên toàn cầu, và đưa ra kết quả tỷ lệ áp dụng GenAI theo chức năng công việc dưới đây:

Theo phòng ban & chức năng, có thể thấy, Marketing và Sales có tỷ lệ sử dụng GenAI thường xuyên vào công việc cao nhất (34%), theo sau là Phát triển Sản phẩm/Dịch vụ (23%) và IT (17%). Một số cái tên theo sau là các phòng ban về chức năng doanh nghiệp, vận hành dịch vụ, kỹ sư phần mềm, nhân sự, quản lý rủi ro, tài chính và chiến lược doanh nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng, và ngành sản xuất.

Có thể thấy, các công việc được áp dụng GenAI hỗ trợ mang tính sáng tạo nhưng trong khuôn mẫu, có thể áp dụng các framework cụ thể để tạo kết quả. Như các công việc sáng tạo nội dung, phân loại sale leads, đánh giá nghiên cứu hay quản lý dữ liệu. Đây là các công việc hoàn toàn có thể được thay thế bởi GenAI, giúp đỡ nhân viên rút ngắn thời gian làm việc, nâng cao hiệu suất và tự động hóa quy trình. 

Nâng cao hiệu quả kinh doanh với GenAI

Trên thực tế, áp dụng GenAI vào doanh nghiệp không phải một xu hướng mới. Đây là đã câu chuyện được bàn đến từ 10 – 15 năm về trước. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của GenAI, các doanh nghiệp hiện nay đang gấp rút chuẩn bị hạ tầng, nhân sự và nguồn lực để đón nhận công nghệ này vào hoạt động doanh nghiệp thường ngày. Theo Forbes, 64% công ty được khảo sát hy vọng GenAI sẽ gia tăng hiệu suất lao động.

Vì vậy, các doanh nghiệp không thể ngồi yên chờ tới khi GenAI đã len lỏi vào từng ngóc ngách của nền kinh tế, mà cần tiên phong áp dụng GenAI vào ít nhất 1 chức năng hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc đua áp dụng GenAI vào doanh nghiệp đang bắt đầu nóng hơn bao giờ hết. Hiểu được bối cảnh và nhu cầu hiện tại của thị trường, OSAM phối hợp cùng AWS, Đối tác truyền thông BSS Commerce và eComStart tổ chức sự kiện Gia Tăng Cơ Hội Kinh Doanh Với Sức Mạnh Generative AI nhằm mang trí tuệ nhân tạo tao sinh đến gần với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ứng dụng nhằm tạo động lực kinh doanh hiệu quả trong năm 2024.

Sự kiện được tổ chức bởi OSAM, Đối tác Cấp cao của AWS tại Việt Nam với hơn 800 khách hàng đã sử dụng dịch vụ cùng đội ngũ kỹ sư giải pháp uy tín, giúp doanh nghiệp luôn bắt kịp các thay đổi về công nghệ trên toàn cầu. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về GenAI, các insights và số liệu thị trường cập nhật năm 2024, nắm rõ tính năng và thực hàng các dịch vụ GenAI của AWS, hãy đăng ký sự kiện tại đây.