Các CIO & CTO ngành bán lẻ đang phải đối mặt với thách thức quan trọng: làm thế nào để có thể khai thác được khả năng công nghệ của mình nhằm nắm bắt cơ hội tăng trưởng mới và cạnh tranh trong một thị trường thay đổi nhanh chóng, bao gồm mọi thứ từ mua sắm cá nhân đến việc giao hàng hoàn hảo bất kỳ sản phẩm nào, ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Trong phần 1 của bài viết, cùng OSAM tìm hiểu những bài toán mà ngành bán lẻ đang phải đối mặt cũng như viễn cảnh công nghệ thông tin trong tương lai nhé.
Những vấn đề công nghệ thông tin tồn đọng của ngành bán lẻ
Sự thiếu đầu tư về IT: So với các ngành công nghiệp khác, đầu tư về IT ở ngành bán lẻ thấp hơn đáng kể (xem biểu đồ phía dưới). Thực tế, mặc dù thương mại điện tử đã tăng trưởng tới 250% trong thập kỷ vừa qua, đầu tư cho IT được dự đoán tăng trưởng chỉ ở mức 6.5% CAGR trong 5 năm tới.
Rào cản vận hành: Thuật ngữ rào cản vận hành – operational silos dùng để mô tả khó khăn khi kết hợp giữa các bộ phận, quy trình trong một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bán lẻ gặp phải rất nhiều rào cản vận hành bởi có rất nhiều các hệ thống và kho dữ liệu riêng biệt phục vụ nhiều quy trình khác nhau. Sự phân mảnh về CNTT buộc các nhà bán lẻ phải xây dựng các ứng dụng thừa thãi và hệ thống tích hợp lỏng lẻo, vừa tốn kém lại dễ bị gián đoạn.
Technical debt: Nợ kỹ thuật – technical debt là chi phí cơ hội doanh nghiệp phải trả trong tương lai, cho việc chọn một giải pháp kỹ thuật dễ dàng nhưng hạn chế thay vì một cách tiếp cận tốt hơn nhưng mất nhiều thời gian hơn. Hàng thập kỷ tùy chỉnh các ứng dụng ERP và ứng dụng thương mại điện tử lớn cộng với vô số lần tích hợp để lại di sản là một bộ sưu tập các hệ thống tùy chỉnh dễ vỡ và phân mảnh, khiến các nhà bán lẻ đau đầu trong việc quản lý.
Thách thức về tổ chức: Cấu trúc tổ chức không hiệu quả và trì trệ văn hóa tạo nên rào cản đối với sự linh hoạt và đổi mới kinh doanh. Điều này khiến các tổ chức do dự và chậm trễ trong việc ứng dụng, cải tiến CNTT.
Tăng trưởng mạnh mẽ nhu cầu ngành bán lẻ
Hình mẫu công nghệ thông tin mới cho ngành bán lẻ
Các nền tảng điện toán đám mây hoàn thiện: Các nhà bán lẻ được tiếp cận với những dịch vụ có thể mở rộng, đáng tin cậy hơn rất nhiều so với trước đây. Họ có thể chọn từ nhiều nhà cung cấp, với độ phủ sóng dịch vụ toàn cầu.
Kết nối internet tốt hơn: Các cửa hàng hiện tại được tiếp cận với cơ sở hạ tầng mạng tốt hơn (bao gồm cả 5G) và có thể triển khai các công nghệ cạnh tranh cho phép dễ dàng tích hợp với các dịch vụ đám mây độ trễ thấp. Từ năm 2021 đến năm 2028, dự kiến thị trường dịch vụ 5G toàn cầu sẽ tăng trưởng với tỷ suất lợi nhuận hợp nhất hàng năm là 46.2%
Tiếp cận với các công cụ phát triển ứng dụng hiện đại: Các nhà bán lẻ đang ứng dụng công nghệ microservices linh hoạt mới giúp họ nhanh chóng tạo ra các ứng dụng đột phá tiên tiến. Microservices là một phương pháp kiến trúc công nghệ thông tin cho phép tạo ra các ứng dụng từ một bộ dịch vụ nhỏ. Mỗi dịch vụ chạy quy trình riêng của nó và giao tiếp bằng những giao thức nhẹ, Dịch vụ được xây dựng xung quanh khả năng kinh doanh của doanh nghiệp và có thể được triển khai độc lập bằng các quy trình tự động hoàn toàn
Trong những năm gần đây, kiến trúc microservices đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Đây là một phương pháp được Amazon đưa ra vào đầu những năm 2000, khi lãnh đạo của công ty quyết định chuyển sang kiến trúc microservices. Một trong những điều làm nên thành công của Amazon tới từ việc sử dụng microservices. Việc sử dụng microservices và phương pháp mở dữ liệu API-driven được yêu cầu trên toàn công ty. Chỉ có thể sử dụng các cuộc gọi dịch vụ để truy cập dữ liệu của nhóm khác; không cho phép các liên kết trực tiếp hoặc cửa sau. Và để duy trì tính linh hoạt khi mở rộng, Amazon giữ nguyên phương châm của mình và yêu cầu “đội nhóm 2 pizza”: các đội phát triển nhỏ, được cấp quyền cao, giới hạn trong khả năng của họ
Mặc dù những công nghệ mới này sẽ mang lại tiềm năng to lớn cho các nhà bán lẻ để phát triển và đổi mới, hầu hết các tổ chức công nghệ thông tin trong ngành bán lẻ thiếu kiến trúc ứng dụng hiện đại cần thiết để tận dụng những tiến bộ công nghệ này. Các nhà bán lẻ cần một khung công nghệ IT mới cho hệ thống đám mây để giúp doanh nghiệp của họ đổi mới nhanh chóng trên một nền tảng linh hoạt, tối ưu chi phí bảo mật.
Khung công nghệ này là gì, và mang lại những lợi ích tiềm năng gì? Liệu đó có phải là chìa khóa để cải tiến hệ thống CNTT cho ngành bán lẻ trong những năm tới? Cùng tìm hiểu tại phần 2 của bài viết nhé.