Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, máy chủ đám mây (Cloud Server) đang trở thành một giải pháp thay thế máy chủ vật lý tối ưu cho các doanh nghiệp. Với những ưu điểm vượt trội về tính linh hoạt, khả năng mở rộng, chi phí và bảo mật, Cloud Server mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc vận hành và phát triển hệ thống. Trong bài viết này, OSAM sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về Cloud Server, từ khái niệm, ưu điểm đến cách chọn dịch vụ Cloud Server chất lượng.
1. Máy chủ đám mây (Cloud Server) là gì?
Cloud Server (máy chủ đám mây) là cơ sở hạ tầng được tạo ra với mục đích tổng hợp, lưu trữ và phân phối thông tin, dữ liệu… Máy chủ đám mây có các chức năng tương tự máy chủ vật lý truyền thống như: cung cấp sức mạnh xử lý thông tin, lưu trữ dữ liệu… Điểm khác biệt lớn nhất là Cloud Server được thiết lập thêm công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing).
Máy chủ đám mây có chức năng làm cầu nối chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị server thông qua internet. Mục tiêu của Cloud Server chính là giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề về uptime, bảo hành và chi phí cho nhiều doanh nghiệp, phù hợp với người phát triển kinh doanh trên internet.
2. Lợi ích vượt trội khi sử dụng máy chủ đám mây
Máy chủ đám mây đem lại những lợi ích giúp doanh nghiệp bứt phá, vượt trội hơn so với đối thủ, tiêu biểu có thể kế đến:
Thao tác đơn giản
Cloud Server là giải pháp máy chủ đám mây “chìa khóa trao tay”, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành. Với Cloud Server, doanh nghiệp không cần lo lắng về việc cài đặt, bảo trì hay các nhiệm vụ phức tạp khác. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện tất cả các công việc này với thời gian chỉ vài phút. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ luôn có hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng giúp người dùng thao tác dễ dàng.
Dễ dàng truy cập
Thông qua Cloud Server, doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập thông tin, ứng dụng và tài nguyên máy chủ từ bất cứ đâu, bất cứ khi nào, trên khắp thế giới.
Với Cloud Server, doanh nghiệp có thể:
Kết nối toàn cầu: Dễ dàng kết nối với đối tác, khách hàng và nhân viên trên khắp thế giới.
Mở rộng kinh doanh: Mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng mới và tăng doanh thu.
Tăng hiệu quả: Tăng năng suất làm việc, giảm chi phí và tối ưu hóa hoạt động.
Tiết kiệm chi phí
Cloud Server cung cấp khả năng truy cập tài nguyên máy chủ theo nhu cầu. Đồng thời, người dùng có thể dễ dàng nâng cấp, bảo trì và cập nhật dữ liệu một cách trực tuyến, không tốn chi phí.
Trong khi đó, máy chủ vật lý đòi hỏi cần được bảo trì thường xuyên, thậm chí phải sửa chữa nhiều khi gặp các sự cố quá tải, dễ chập cháy. Doanh nghiệp cũng cần đầu tư nhiều chi phí cho việc nâng cấp, mở rộng hệ thống máy chủ vật lý trong trường hợp cần thiết.
Bảo mật cao và luôn ổn định
Cloud Server sử dụng hệ thống bảo mật nhiều lớp, bao gồm:
Bảo mật vật lý: Các trung tâm dữ liệu của Cloud Server được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, với hệ thống an ninh 24/7.
Bảo mật mạng: Cloud Server sử dụng các công nghệ mã hóa hiện đại để bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng.
Bảo mật ứng dụng: Cloud Server cung cấp các tính năng bảo mật tích hợp để bảo vệ ứng dụng khỏi các lỗ hổng bảo mật
Ngoài ra, mỗi máy chủ đám mây riêng biệt sẽ không bị ảnh hưởng bởi các đám mây khác. Điều này giúp đảm bảo hoạt động của máy chủ đám mây của bạn không bị gián đoạn, ngay cả khi người dùng khác gặp các vấn đề quá tải.
Tốc độ hoạt động nhanh hơn
Không chỉ là giải pháp với tính bảo mật cao và luôn ổn định, Cloud Server còn cung cấp khả năng truy cập tài nguyên máy chủ theo nhu cầu. Với mức giá ưu đãi hơn máy chủ vật lý, Cloud Server giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành. Đồng thời, Cloud Server cũng mang lại hiệu suất vượt trội cho các trang web, giúp doanh nghiệp gia tăng trải nghiệm người dùng và tăng doanh thu.
Có thể nâng cấp dễ dàng
Với máy chủ đám mây, doanh nghiệp có thể dễ dàng nâng cấp và mở rộng tài nguyên máy chủ mà không cần đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, tiết kiệm chi phí và thời gian. Ngược lại, máy chủ vật lý khi muốn nâng cấp và mở rộng cần phải lập kế hoạch rõ ràng, bỏ ra nhiều chi phí, nâng cấp cơ sở hạ tầng… Điều này khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh.
Nội dung so sánh | Máy chủ vật lý | Máy chủ đám mây |
Cách hoạt động | Máy chủ vật lý có cách thức hoạt động độc lập, riêng lẻ theo dạng máy chủ đơn thuần. | Cloud Server có cách thức lưu trữ và hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây. Do đó, Cloud Server hoạt động không giới hạn lưu lượng truy cập. |
Độ ổn định | Máy chủ vật lý có khả năng xử lý lượng thông tin lớn. Tuy nhiên khi máy chủ hỏng sẽ dẫn đến toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động. | Công nghệ đám mây giúp hệ thống hoạt động ổn định với khả năng uptime tới 99.99%. Ngoài ra, Cloud Server vẫn có thể hoạt động bình thường khi xảy ra sự cố, đảm bảo thông tin an toàn 24/7. |
Khả năng chia sẻ tài nguyên | Tài nguyên máy chủ vật lý độc lập và không chia sẻ với người dùng khác. | Dễ dàng chia sẻ tài nguyên theo mục đích sử dụng. |
Hiệu suất hoạt động | Hiệu suất hoạt động ổn định. | Hiệu suất hoạt động ổn định. |
Khả năng mở rộng | Nâng cấp máy chủ vật lý phức tạp vì phải mua thiết bị phần cứng chuyên dụng theo quy định của nhà sản xuất. Thời gian downtime của máy chủ vật lý khi cần nâng cấp khá lâu. | Dễ dàng nâng cấp, mở rộng ngay khi doanh nghiệp có yêu cầu. Không giới hạn nguồn tài nguyên truy cập với thời gian downtime ngắn. |
Yêu cầu kỹ năng quản trị | Mỗi người quản lý máy chủ vật lý cần có các kỹ năng về thay thế, sửa chữa phần cứng, phần mềm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định. | Yêu cầu người dùng cần có kiến thức và kỹ năng về quản trị Cloud Server, các kỹ năng này không khó để học. |
Mức chi phí | Tốn nhiều chi phí cho đầu tư mua ban đầu, phần cứng, vận hành, bảo trì, sao lưu. | Người dùng chỉ cần chi trả cho nhu cầu thực tế sử dụng (CPU, RAM, HDD… được cấu hình theo yêu cầu). |
4. Các lưu ý khi chuyển sang dùng Cloud Server
Máy chủ và ổ cứng
Cloud Server cần có ít nhất từ 2 máy chủ vật lý và ổ cứng mạng trở lên. Tuổi đời của thiết bị không quá lơn, đảm bảo vận hành trơn chu.
Hệ thống mạng
Mạng Network Hardware phục vụ kết nối từ máy chủ động với ổ cứng, hệ thống mạng internet công cộng, băng thông phải đảm bảo hoạt động ổn định, chật lượng.
Kỹ thuật viên quản lý và vận hành
Đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề và am hiểu về cách quản lý và vận hành mạng Cloud Server.
Phần mềm hỗ trợ
Tiêu biểu là một số phần mềm hỗ trợ Cloud Server nổi tiếng trên thế giới như: Open Stack, VMware vSphere, Virtuozzo, OpenNebula, OnApp, OpenShift…
Kết luận
Như vậy, Cloud Server là nền tảng hữu ích và cần thiết đối với những cá nhân, đơn vị hay doanh nghiệp đang muốn phát triển tối đa những lợi ích kinh doanh trong thời kỳ chuyển đổi số.
Là đối tác cấp cao chính thức của AWS tại Việt Nam,OSAM cung cấp các giải pháp điện toán đám mây toàn diện, từ cơ sở hạ tầng, ứng dụng, đến dữ liệu. OSAM cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về AWS, giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai và sử dụng các dịch vụ AWS. “Lên mây” cùng chúng tôi để tận dụng toàn bộ tiềm năng của đám mây và mang lại sự cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.